Không sử dụng trí tuệ sai chỗ

Ông vua dầu mỏ John D. Rockefeller giàu nhất mọi thời đại từng viết trong lá thư gửi con rằng: “Một kẻ rêu rao về trí thông minh chính là kẻ ngu ngốc. Còn người biết giả ngốc mới thật sự thông minh". Lý giải về việc tại sao lại khuyên con như vậy, vị tỷ phú giải thích rằng việc phô trương sự thông minh sẽ nhận về đố kỵ, thu hút rắc rối và gặp nhiều sóng gió. Che giấu sự không ngoan của mình để tránh gặp sóng gió, bị cạnh tranh gay gắt, tiêu cực. Thay vào việc phô ra sự thông minh, khôn ngoan, hãy âm thầm cố gắng, sớm muộn gì cũng làm nên đại sự, gặt hái thành tựu vẻ vang.

Điều then chốt là sử dụng sự thông minh, trí tuệ của bản thân đúng lúc, đúng chỗ. Để bản thân trông có vẻ không hiểu biết, khờ khạo nhưng thực tế là trong lòng đã thấu rõ vấn đề, như thế mới không đắc tội với người. Giả hồ đồ cũng là biểu hiện của người thông tuệ. Họ giả vờ như mình ngu ngốc, thiếu hiểu biết để tránh thu hút rắc rối, đố kỵ.


Trên thực tế, sở dĩ những người thông minh này giả vờ ngu ngốc là vì họ không muốn gây rắc rối, thậm chí họ còn tin rằng, càng cố thể hiện trí tuệ của bản thân, mọi thứ còn trở nên tệ đi. Vấn đề lớn nhất của mọi người thường là "tự cho mình là đúng", nhận thức hạn hẹp nhưng lại cảm thấy bản thân xuất chúng. Điều này chỉ làm phơi bày sự yếu kém trong nhận thức của họ.

Những người thực sự khôn ngoan biết cách nhìn nhận nội tâm và tự kiểm soát bản thân, đồng thời họ biết mình cần "thông minh" ở đâu và "ngu ngốc" khi nào.

Đăng nhận xét

0 Nhận xét