Những Thói Xấu Khiến Bạn Hạnh Phúc Không Ngờ
Dưới lăng kính khoa học, những thói quen xấu lại giúp bạn trở thành người hạnh phúc "nhất quả đất".
Thông thường, những việc làm không tốt thường sẽ khiến hình ảnh con người trở nên "xấu xí" và bị nhiều người xa lánh. Tuy nhiên, dưới lăng kính khoa học, những thói quen, việc làm tưởng chừng xấu xa lại mang đến những lợi ích không ngờ, khiến bạn trở nên hạnh phúc hơn.
1. "Buôn chuyện" giúp bạn trở nên hòa đồng hơn
Hẳn ai trong chúng ta cũng không muốn bị nói xấu sau lưng. Tuy nhiên trong thực tế, việc nói xấu đồng nghiệp hay bạn bè ở một góc độ nào đó giúp chúng ta nhận thức được một cách rõ ràng về môi trường xã hội.
Buôn chuyện giúp bạn có cơ hội so sánh cuộc sống của mình với người bị nói xấu. Hầu hết những câu chuyện đều tập trung vào mặt tiêu cực nên bạn sẽ có cảm giác mình hạnh phúc hơn người kia. Điều này không chỉ tốt cho lòng tự trọng mà còn giúp bạn trở nên hòa đồng và hiểu thêm về đời sống xã hội.
Bên cạnh đó, buôn chuyện còn giúp chúng ta cập nhật được tình hình của bạn bè một cách nhanh chóng và đầy đủ nhất. Trên thực tế, việc làm này còn giúp con người xây dựng các mối quan hệ. Việc tiết lộ các thông tin nhạy cảm khiến đối phương càng thêm tin tưởng vào mối quan hệ giữa hai người và ngược lại, nếu không tham gia vào những câu chuyện tán gẫu, bạn có thể bị tẩy chay.
2. Nói dối khiến bạn hạnh phúc hơn
Trung thực chính là cốt lõi của đạo đức con người. Tuy nhiên, việc nói dối đôi khi mang lại cho con người cảm giác hạnh phúc.
Nhưng trong trường hợp này, con người chỉ cảm thấy vui vẻ khi lời nói dối không làm tổn thương người khác. Điều đó bắt nguồn từ cơ sở: chúng ta đồng cảm với đồng loại và một khi những lời nói dối khiến người khác cảm thấy bị xúc phạm, chúng ta cũng cảm thấy tồi tệ.
3. Nghĩ về cái chết giúp bạn trở nên sống vui, sống khỏe
Có nhiều người cảm thấy khó chấp nhận về cái chết và thường có cảm xúc tiêu cực mỗi khi nghĩ về điều này. Tuy nhiên, trong thực tế, việc nghĩ về cái chết khiến con người trở nên vui vẻ hơn.
Các nhà nghiên cứu đã tiến hành khảo sát hành vi của con người khi họ nghĩ về cái chết. Trong thử nghiệm này, có một nhóm người đi bộ cạnh nghĩa trang và một nhóm khác đi bộ bình thường trên đường.
Người của nhóm nghiên cứu đi qua hai nhóm và giả vờ vô tình làm rơi một quyển sổ ngay trước mặt họ. Kết quả cho thấy, nhóm đi gần nghĩa trang giúp người này nhặt cuốn sổ nhiều hơn 40% so với nhóm đi bộ trên đường. Các nhà nghiên cứu cho rằng, việc nhìn thấy những ngôi mộ đã khiến họ nghĩ về cái chết và kết quả là, họ giúp đỡ người khác nhiều hơn khi còn có thể.
Một số nghiên cứu khác cũng ủng hộ học thuyết này. Có nghiên cứu cho rằng, những người có nhận thức cao về cái chết thường có ý thức giữ gìn hơn (ví dụ như tái sử dụng) và khi được gợi nhắc về cái chết, nhiều người bắt đầu bỏ thuốc lá và bắt đầu bôi kem chống nắng, đồng thời trở nên kiên nhẫn hơn với những người khác.
Lý do cũng giống như thí nghiệm đánh rơi cuốn sổ ở trên, nghĩ về cái chết khiến chúng ta muốn trở thành những người tốt hơn và muốn biến khoảng thời gian tồn tại ngắn ngủi trên thế giới này trở nên tích cực và có giá trị.
Theo tri thức trẻ
Dưới lăng kính khoa học, những thói quen xấu lại giúp bạn trở thành người hạnh phúc "nhất quả đất".
Thông thường, những việc làm không tốt thường sẽ khiến hình ảnh con người trở nên "xấu xí" và bị nhiều người xa lánh. Tuy nhiên, dưới lăng kính khoa học, những thói quen, việc làm tưởng chừng xấu xa lại mang đến những lợi ích không ngờ, khiến bạn trở nên hạnh phúc hơn.
1. "Buôn chuyện" giúp bạn trở nên hòa đồng hơn
Hẳn ai trong chúng ta cũng không muốn bị nói xấu sau lưng. Tuy nhiên trong thực tế, việc nói xấu đồng nghiệp hay bạn bè ở một góc độ nào đó giúp chúng ta nhận thức được một cách rõ ràng về môi trường xã hội.
Buôn chuyện giúp bạn có cơ hội so sánh cuộc sống của mình với người bị nói xấu. Hầu hết những câu chuyện đều tập trung vào mặt tiêu cực nên bạn sẽ có cảm giác mình hạnh phúc hơn người kia. Điều này không chỉ tốt cho lòng tự trọng mà còn giúp bạn trở nên hòa đồng và hiểu thêm về đời sống xã hội.
Bên cạnh đó, buôn chuyện còn giúp chúng ta cập nhật được tình hình của bạn bè một cách nhanh chóng và đầy đủ nhất. Trên thực tế, việc làm này còn giúp con người xây dựng các mối quan hệ. Việc tiết lộ các thông tin nhạy cảm khiến đối phương càng thêm tin tưởng vào mối quan hệ giữa hai người và ngược lại, nếu không tham gia vào những câu chuyện tán gẫu, bạn có thể bị tẩy chay.
2. Nói dối khiến bạn hạnh phúc hơn
Trung thực chính là cốt lõi của đạo đức con người. Tuy nhiên, việc nói dối đôi khi mang lại cho con người cảm giác hạnh phúc.
Nhưng trong trường hợp này, con người chỉ cảm thấy vui vẻ khi lời nói dối không làm tổn thương người khác. Điều đó bắt nguồn từ cơ sở: chúng ta đồng cảm với đồng loại và một khi những lời nói dối khiến người khác cảm thấy bị xúc phạm, chúng ta cũng cảm thấy tồi tệ.
3. Nghĩ về cái chết giúp bạn trở nên sống vui, sống khỏe
Có nhiều người cảm thấy khó chấp nhận về cái chết và thường có cảm xúc tiêu cực mỗi khi nghĩ về điều này. Tuy nhiên, trong thực tế, việc nghĩ về cái chết khiến con người trở nên vui vẻ hơn.
Các nhà nghiên cứu đã tiến hành khảo sát hành vi của con người khi họ nghĩ về cái chết. Trong thử nghiệm này, có một nhóm người đi bộ cạnh nghĩa trang và một nhóm khác đi bộ bình thường trên đường.
Người của nhóm nghiên cứu đi qua hai nhóm và giả vờ vô tình làm rơi một quyển sổ ngay trước mặt họ. Kết quả cho thấy, nhóm đi gần nghĩa trang giúp người này nhặt cuốn sổ nhiều hơn 40% so với nhóm đi bộ trên đường. Các nhà nghiên cứu cho rằng, việc nhìn thấy những ngôi mộ đã khiến họ nghĩ về cái chết và kết quả là, họ giúp đỡ người khác nhiều hơn khi còn có thể.
Một số nghiên cứu khác cũng ủng hộ học thuyết này. Có nghiên cứu cho rằng, những người có nhận thức cao về cái chết thường có ý thức giữ gìn hơn (ví dụ như tái sử dụng) và khi được gợi nhắc về cái chết, nhiều người bắt đầu bỏ thuốc lá và bắt đầu bôi kem chống nắng, đồng thời trở nên kiên nhẫn hơn với những người khác.
Lý do cũng giống như thí nghiệm đánh rơi cuốn sổ ở trên, nghĩ về cái chết khiến chúng ta muốn trở thành những người tốt hơn và muốn biến khoảng thời gian tồn tại ngắn ngủi trên thế giới này trở nên tích cực và có giá trị.
Theo tri thức trẻ
0 Nhận xét