7 bài học cho người thành công (phần 1)

Câu chuyện về 7 bài học thành công trong cuốn sách "Hành trình trí tuệ" rất cần cho những ai đang cảm thấy bế tắc trong cuộc sống. Đây là một câu chuyện xuất hiện rất đúng lúc cho những doanh nhân đang lâm vào thế khó khăn trong giai đoạn hiện thời. Nhân vật chính là hình mẫu để chúng ta suy nghẫm vì đôi lúc chúng ta đánh mất mình, buông xuôi và quên mất sức mạnh nội tại của bản thân.
Trong phần 1 này, chúng tôi sẽ trích 3 trong số 7 bài học để giới thiệu cùng các bạn:
Bài học số 1: Nhận trách nhiệm 100%, không đổ lỗi cho người khác
David Ponder - nhân vật chính trong câu chuyện - học được bài học này trong chuyến du hành kì lạ gặp Tổng thống Mỹ Truman – người đã rất đau đầu và đắn đo khi đưa ra quyết định ném hai quả bom nguyên tử xuống nước Nhật, đặt dấu chấm hết cho Chiến tranh Thế giới lần thứ II.
Cho đến nay, nhiều người vẫn còn lên án quyết định đó của Tổng thống Truman nhưng chỉ có người ở thế Truman mới hiểu được rằng: “Làm thế nào để một Tổng thống có thể đối diện với những bà mẹ với những đứa con trai, con gái của những binh lính Mỹ nếu sau cuộc chiến với Nhật Bản, người ta phát hiện ra rằng trong kho vũ khí có một thứ vũ khí có sức hủy diệt hết sức mạnh mẽ - có thể kết thúc cuộc chiến tranh - đã không hề được sử dụng?”.
Vì vậy, dù bạn ra bất cứ một quyết định nào trong đời, bạn phải nhận trách nhiệm với nó, bạn phải ý thức những tác hại và ích lợi mà nó mang đến cho cuộc sống của những người xung quanh và cho chính cuộc đời mình. Đừng thoái lui trước những thách thức khó khăn buộc phải ra quyết định. Những thử thách chính là những cơ hội để học hỏi.
Người thứ hai David gặp trong cuộc du hành kì lạ là một người giàu có cả về của cải lẫn sự thông thái, đó là Vua Solomon. Solomon nhắc David hãy thận trọng khi lựa chọn bạn bè và những người cộng sự bởi vì chúng ta luôn bị ảnh hưởng bởi những người xung quanh. Và thậm chí đau khổ của chúng ta cũng bắt nguồn từ các mối quan hệ sai lầm.

Hãy khôn ngoan chọn những người có trí tuệ, có đức hạnh để cùng chơi, cùng học tập và xây dựng quan hệ lâu dài. Chính những người khôn ngoan sẽ cho ta những lời khuyên khôn ngoan và thúc giục ta đi khai phá trí tuệ của chính mình. Một khi mong muốn đi tìm kiếm trí tuệ từ những người khôn ngoan khác, ta sẽ học được cách lắng nghe và thu nhận kiến thức và thông tin từ thế giới xung quanh.
Bài học thứ 2: Tôi sẽ kiếm tìm trí tuệ
Tôi sẽ lắng nghe lời khuyên từ những người khôn ngoan. Tôi sẽ trở thành người lắng nghe nhún nhường. Tôi sẽ không tìm kiếm người mở cửa cho tôi, tôi sẽ là người mở cửa cho người khác. Tôi sẽ lựa chọn bạn bè cẩn thận. Tôi sẽ tìm kiếm trí tuệ.
Quyết định hành động đúng lúc sẽ tạo ra kết quả rất bất ngờ. Nhân vật thứ 3 mà David gặp là một ví dụ. Đó là Đại tá Chamberlain của quân phía Bắc trong cuộc nội chiến Mỹ. Vào lúc nhóm quân ít ỏi còn lại của Đại tá Chamberlain đang bị bao vây trên một quả đồi, họ không thể phản công hay đánh giáp lá cà nhưng trước sự cương quyết trong hành động của vị chỉ huy, mọi người đã lao lên, tấn công vào số đông quân địch và họ đã giành chiến thắng. Đó chính là bài học tiếp theo David học được trong chuyến hành trình kì lạ quay ngược về quá khứ, về tận cuộc nội chiến lịch sử của nước Mỹ. Anh nhận ra rằng chính hành động mới mang lại sinh lực cho con người và chính hành động mới tạo ra kết quả cho tương lai.
Bài học thứ 3: Tôi là con người hành động
Tôi là một nhà lãnh đạo, tôi nắm lấy khoảnh khắc này và tôi chọn thời điểm này để hành động. Tôi là con người của hành động. Nỗi sợ hãi sẽ không còn chỗ đứng trong cuộc sống của tôi. Tôi không sợ thất bại vì trong cuộc đời tôi, thất bại là một câu chuyện thần thoại. Thất bại chỉ đến với những kẻ bỏ cuộc. Tôi không bao giờ bỏ cuộc.

Đăng nhận xét

0 Nhận xét